Đau nửa đầu kéo dài tưởng chỉ bị cúm, cô gái trẻ ngã ngửa khi biết mình đã bị ung thư hắc tố di căn - Blog Sức Khỏe - Sống Khỏe Mỗi Ngày

Blog Sức Khỏe - Sống Khỏe Mỗi Ngày

Thông tin Sức Khỏe - Tình dục - Phòng The - Làm Đẹp

test banner

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Đau nửa đầu kéo dài tưởng chỉ bị cúm, cô gái trẻ ngã ngửa khi biết mình đã bị ung thư hắc tố di căn

Share This


McKennah Carter (20 tuổi) xuất hiện nốt ruồi là khối u ác tính, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hắc tố giai đoạn 1. Sau đó, cô đã được loại bỏ khối u ác tính này vào năm 2017. Cô tin mình đã chấm dứt hoàn toàn căn bệnh ung thư.

Đau nửa đầu kéo dài tưởng chỉ bị cúm, cô gái trẻ ngã ngửa khi biết mình đã bị ung thư "ăn" cả vào gan, phổi, xương... - Ảnh 1.

McKennah Carter (20 tuổi) xuất hiện nốt ruồi là khối u ác tính, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hắc tố giai đoạn 1.

Nhưng một năm sau đó, cô bắt đầu trải qua những triệu chứng đau nửa đầu giống như mắc bệnh cúm. Tình trạng này kéo dài cả tháng trời. Nghi ngờ có sự chẳng lành, Carter quyết định vào bệnh viện chụp cộng hưởng MRI. Kết quả vô cùng sốc: Carter có đến 5 khối u trong não, khối dài nhất đến 14 cm. Chụp CT ngay sau đó, cô được phát hiện bệnh ung thư đã lan đến gan, phổi và xương. Carter được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hắc tố giai đoạn 4 – giai đoạn di căn – đã lan ra từ nốt ruồi trên lưng cô từ năm 2017.

Đau nửa đầu kéo dài tưởng chỉ bị cúm, cô gái trẻ ngã ngửa khi biết mình đã bị ung thư "ăn" cả vào gan, phổi, xương... - Ảnh 2.

McKennah Carter khi còn khỏe mạnh bình thường.

“Kết quả chụp CT và scan ngay sau hôm ấy cho thấy ung thư không chỉ lan đến não mà còn lan vào gan, phổi, xương và các hạch bạch huyết. Tôi vô cùng hoảng loạn”, Carter chia sẻ.

Đau nửa đầu kéo dài tưởng chỉ bị cúm, cô gái trẻ ngã ngửa khi biết mình đã bị ung thư "ăn" cả vào gan, phổi, xương... - Ảnh 3.

Kết quả chụp CT và scan ngay sau hôm ấy cho thấy ung thư không chỉ lan đến não mà còn lan vào gan, phổi, xương và các hạch bạch huyết của Carter.

Cô gái trẻ bắt đầu được xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư ngay sau khi chẩn đoán nhưng các khối u vẫn tồn tại và tình trạng sức khỏe của cô ngày càng xấu đi.

Tháng 12 năm ngoái, Carter bắt buộc phải phẫu thuật não lần đầu tiên để loại bỏ vì khối u bắt đầu chảy máu. Đến tháng 2 năm nay, cô làm phẫu thuật lần thứ hai để loại bỏ áp lực lên dây thần kinh thị giác, gây ảnh hưởng lớn đến thị lực.

Tuy nhiên vào tháng 4, các bác sĩ nói với cô rằng các phương pháp điều trị không phát huy hiệu quả và khối u ở gan tiếp tục phát triển. Họ nói cô hãy chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Đau nửa đầu kéo dài tưởng chỉ bị cúm, cô gái trẻ ngã ngửa khi biết mình đã bị ung thư "ăn" cả vào gan, phổi, xương... - Ảnh 4.

Tháng 12 năm ngoái, Carter bắt buộc phải phẫu thuật não lần đầu tiên để loại bỏ vì khối u bắt đầu chảy máu.

“Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy mình thực sự sắp chết. Điều này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên nhưng bất kể chẩn đoán mắc bệnh gì, tôi cũng chưa từng nghĩ đến cái chết trước đó”, Carter nói.

Ung thư hắc tố là gì?

Theo Cdc, ung thư hắc tố là dạng ung thư da nguy hiểm nhất. Nó xảy ra sau khi DNA trong các tế bào da bị tổn thương (thường là do các tia UV có hại) và sau đó không được sửa chữa nên nó gây ra các đột biến có thể hình thành các khối u ác tính.

Theo thống kê của Cancer Research UK, khoảng 15.900 trường hợp mới xảy ra hàng năm ở Anh, với 2.285 người Anh tử vong vì căn bệnh này vào năm 2016.

Đau nửa đầu kéo dài tưởng chỉ bị cúm, cô gái trẻ ngã ngửa khi biết mình đã bị ung thư "ăn" cả vào gan, phổi, xương... - Ảnh 6.

Nguyên nhân dẫn đến ung thư hắc tố

Theo Cdc, bạn có thể bị ung thư hắc tố cao hơn nếu:

– Phơi nắng: Tia UV và UVB từ mặt trời và giường tắm nắng sẽ gây hại cho da, dẫn đến ung thư hắc tố.

– Nốt ruồi: Bạn càng có nhiều nốt ruồi, nguy cơ bị khối u ác tính càng cao.

– Loại da: Da đẹp hơn có nguy cơ bị u ác tính cao hơn.

– Màu tóc: Tóc đỏ có nhiều rủi ro hơn những màu tóc khác.

– Tiền sử bệnh: Nếu bạn từng bị u ác tính một lần thì nhiều khả năng bạn sẽ bị thêm một lần nữa.

– Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có người thân bị ung thư hắc tố thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Điều trị ung thư hắc tố bằng cách nào?

Theo Tổ chức Ung thư Da và Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, bạn có thể loại bỏ ung thư hắc tố bằng những cách sau:

Loại bỏ khối u ác tính

Điều này có thể được thực hiện bằng cách loại bỏ toàn bộ khối u hoặc loại bỏ lớp da theo từng lớp. Khi bác sĩ phẫu thuật loại bỏ từng lớp một, điều này giúp họ tìm ra chính xác nơi ung thư dừng lại để họ không phải loại bỏ nhiều da hơn mức cần thiết.

Đau nửa đầu kéo dài tưởng chỉ bị cúm, cô gái trẻ ngã ngửa khi biết mình đã bị ung thư "ăn" cả vào gan, phổi, xương... - Ảnh 8.

Sử dụng kem chống nắng đều đặn hàng ngày, không phơi nắng là nguyên tắc đầu tiên trong phòng tránh ung thư hắc tố.

Ghép da

Bệnh nhân có thể quyết định sử dụng phương pháp ghép da nếu phẫu thuật đã để lại sự đổi màu hoặc vết lõm.

Liệu pháp miễn dịch, xạ trị hoặc hóa trị

Điều này là cần thiết nếu ung thư ở giai đoạn 3 hoặc 4. Điều đó có nghĩa là các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác trong cơ thể.

Phòng ngừa ung thư hắc tố bằng những cách nào?

Giới chuyên gia khuyên, mọi người cần bảo vệ da bằng những cách sau:

– Sử dụng kem chống nắng đều đặn hàng ngày, không phơi nắng.

– Không nhuộm da nâu bằng giường tắm nắng.

– Thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài.

– Làn da của trẻ sơ sinh cần được tránh nắng hoàn toàn.

– Nên gặp bác sĩ da liễu hàng tháng để kiểm tra sức khỏe tổng thể của da.

(Nguồn: Dailymail, Cdc, Tổ chức Ung thư Da và Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ)



Nguồn afamily.vn

Post Bottom Ad

Responsive Ads Here

Pages